Những điều chưa biết về công nghệ mRNA

Những điều chưa biết về công nghệ mRNA

Hiện nay, công nghệ mRNA không chỉ giúp nhân loại ứng phó với COVID-19 và các đại dịch về sau, mà còn mở ra cơ hội điều trị ung thư, bệnh tim và các bệnh truyền nhiễm khác. Hãy tìm hiểu về công nghệ này trong bài viết dưới đây nhé.

Công nghệ mRNA là gì?

mRNA là viết tắt của cụm từ Messenger RNA, hay còn được gọi là RNA thông tin, đây là vật chất di truyền giúp cơ thể tạo ra protein. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy, việc đưa RNA thông tin vào cơ thể  sau đó sẽ tự tổng hợp để tạo ra protein hay mảnh protein. Những phần được tạo ra này sẽ kích thích cơ thể tạo ra đáp ứng miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Từ đó, các nhà khoa học đã ứng dụng trong việc sản xuất vắc-xin.

Vắc-xin theo công nghệ mRNA được sản xuất bằng cách bao bọc trong một lớp vỏ để dễ dàng đưa vào cơ thể và giữ chúng không bị phá vỡ. Nói một cách dễ hiểu, công nghệ mRNA trong vaccine là đưa mầm bệnh đã bất hoạt hoặc yếu vào cơ thể và chúng dạy cho các tế bào trong cơ thể cách tạo ra những protein hoặc chỉ là một mảnh Protein kích hoạt hệ miễn dịch sản sinh ra kháng nguyên bảo vệ cơ thể không bị nhiễm bệnh.

công nghệ mRNAModerna và Pfizer- BioNTech là 2 loại vắc xin ứng dụng công nghệ mRNA

Xem thêm: Công nghệ hologram là gì? Có vai trò như thế nào trong đời sống?

Ứng dụng công nghệ mRNA trong vắc-xin phòng Covid

Covid-19 có cấu trúc gồm 4 proteins, trong đó trên bề mặt của virus này có những protein S, tạo thành hình dạng giống như một chiếc vương miện nên được đặt tên là Corona. Những protein S này là mục tiêu để tạo nên vắc-xin ngừa Covid-19. Có nhiều công nghệ tạo vắc-xin phòng bệnh Covid-19 như mRNA, vector hay sử dụng virus corona bất hoạt.

Trong những công nghệ tạo vắc-xin phòng ngừa bệnh do Covid-19 gây ra thì có 2 loại vắc-xin là Moderna và Pfizer- BioNTech ứng dụng công nghệ mRNA.Cả  2 loại vắc-xin này đã được công nhận sử dụng để phòng bệnh Covid-19 khá sớm.

Vắc-xin mRNA là một loại mới, không theo cách thức giúp cơ thể tạo ra kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm như các loại vắc-xin cổ điển trước đây. Thay vào đó, nó sử dụng mRNA được tạo ra trong phòng thí nghiệm để giúp các tế bào trong cơ thể biết cách tạo ra protein hoặc chỉ một mảnh protein kích hoạt phản ứng miễn dịch. Từ đó, phản ứng miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể để bảo vệ con người không nhiễm bệnh nếu có virus thực sự xâm nhập cơ thể.

Cách thức mà vắc-xin Covid ứng dụng công nghệ mRNA:

  • Đầu tiên, vắc-xin mRNA được tiêm vào cơ thể ở vị trí bắp tay trên. Sau đó, mRNA sẽ xâm nhập vào các tế bào cơ và sử dụng cơ chế của tế bào để sản sinh ra mảnh không gây hại của protein S. Theo đó, protein S này được tìm thấy trên bề mặt virus gây ra bệnh Covid-19. Sau khi sản sinh mảnh protein, các tế bào của cơ thể sẽ phá vỡ và loại bỏ mRNA.
  • Tiếp đến, các tế bào thể hiện protein S trên bề mặt của chúng để kích thích hệ miễn dịch. Khi đó hệ miễn dịch nhận ra rằng protein này không thuộc cơ thể. Điều này sẽ kích hoạt hệ miễn dịch của con người sản sinh ra các kháng thể và kích hoạt tế bào miễn dịch khác để chống lại. Điều này cũng tương tự như cách thức cơ thể thực hiện để chống lại bệnh nếu như bị bệnh do Covid-19.
  • Vào cuối quá trình phản ứng này, cơ thể con người sẽ học được cách bảo vệ để chống lại việc nhiễm bệnh do virus gây ra Covid-19. Sau vài ngày hoặc vài tuần thì cơ thể sẽ loại bỏ protein S, được sản xuất ra trong quá trình đưa mRNA vào cơ thể.

Như vậy, vắc-xin mRNA mang lại lợi ích giống như các loại vắc-xin khác, đó là giúp cơ thể chống lại sự tấn công của virus gây bệnh COVID-19. Đồng thời giúp hạn chế việc cơ thể phải chịu những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra khi nhiễm Covid-19. 

Ngoài ra, vắc-xin mRNA cũng giống như các loại vắc-xin khác là có thể gây ra phản ứng phụ sau tiêm. Mọi cảm giác khó chịu tạm thời gặp phải sau khi tiêm vắc-xin được coi là một phần tự nhiên của quá trình đáp ứng miễn dịch và cho thấy vắc-xin có tác dụng với cơ thể. Trừ những trường hợp phản ứng quá mức và xuất hiện các biến chứng nặng khác thì cần phải điều trị nhanh chóng, còn những phản ứng phụ nhẹ sẽ mất sau một thời gian.

công nghệ mRNACác nhà khoa học nghiên cứu công nghệ mRNA

Xem thêm: Tổng quan thông tin về công nghệ Metaverse

Một số thông tin về vắc xin mRNA

Công nghệ mRNA được ứng dụng và sử dụng hiệu quả trong việc sản xuất vắc-xin Covid 19. Loại vắc-xin này cũng giúp chúng ta đạt được miễn dịch thụ động nhằm hạn chế lây nhiễm và giảm những triệu chứng nặng của bệnh.

Một số thông tin về loại vắc-xin mRNA chúng ta cần biết bao gồm:

  • Vắc-xin mRNA không gây ra bệnh Covid-19: Nhiều người lo lắng sau tiêm sẽ mắc bệnh thực sự, nhưng với công nghệ mRNA không dùng virus còn sống để gây bệnh và sau khi tiêm cũng không có khả năng gây nhiễm virus khác.
  • Vắc-xin mRNA không gây ảnh hưởng hoặc tương tác với ADN của cơ thể. MRNA không bao giờ xâm nhập nhân tế bào (nơi chứa DNA), do đó không thể thay đổi hoặc làm ảnh hưởng đến gen của chúng ta.
  • Mặc dù công nghệ này khá mới, nhưng đã được các nhà nghiên cứu và ứng dụng trong một khoảng thời gian dài. Hiện nay, vắc-xin mRNA có thể được phát triển và sản xuất với số lượng lớn nhanh hơn so với các phương pháp sản xuất vắc-xin khác.

Người nghiên cứu ra công nghệ mRNA là ai?

Katalin Kariko là một trong những người đầu tiên phát minh ra công nghệ mRNA và đang được sử dụng trong việc điều chế các loại vắc-xin Covid-19 tiên tiến nhất thế giới. Bà cũng là hình mẫu người phụ nữ đã vượt qua cả rào cản của bệnh tật và gian khổ, cương quyết đương đầu trên hành trình nghiên cứu công nghệ mRNA, không chỉ tạo ra loại những vaccine COVID-19 mà còn mở ra cơ hội điều trị ung thư, bệnh tim và các bệnh truyền nhiễm khác.

Katalin Kariko sinh ngày 17/1/1955 ở thị trấn Kisujszallas (Hungary) trong một gia đình làm nghề bán thịt. Sự yêu mến bộ môn sinh học được thôi thúc từ cha, cũng như gene kiên trì nghiên cứu của mẹ đã khiến Kariko quyết tâm theo học và nghiên cứu lĩnh vực này. Do hoàn cảnh nghèo khó, bà đã dốc hết tâm trí cho việc học tập với mong ước đổi đời. Nỗ lực này đã giúp bà giành được học bổng Cộng hòa Nhân dân Hungary – là học bổng danh giá nhất lúc bấy giờ.

Sau khi tốt nghiệp đại học, Kariko tiếp tục học lên tiến sĩ và làm việc tại Trung tâm Nghiên cứu sinh học thuộc Học viện Khoa học Hungary ở Szeged. Bà theo đuổi công nghệ mRNA từ khi  còn là sinh viên đến khi trở thành nhà nghiên cứu hóa sinh. Tuy nhiên, do chi phí quá tốn kém nên đến đầu những năm 1980, học viện đã phải ngưng tài trợ tiền cho các chương trình nghiên cứu của bà. Bởi quá trình nghiên cứu công nghệ mRNA và đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều tiền. 

Bên cạnh đó, quá trình nghiên cứu công nghệ mRNA vô cùng khó khăn. mRNA là dị nguyên nên khi được tiêm vào cơ thể người thì sẽ bị hệ thống phòng thủ của cơ thể sẽ phá huỷ trước khi nó thực hiện các chức năng nhiệm vụ. Không chỉ vậy, khi cơ thể phòng thủ quá mạnh mẽ sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch nghiêm trọng và có thể gây tử vong cho người tiêm. Cũng trong thời gian đó, Kariko Katalin không chỉ gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu mà còn nhận rất nhiều áp lực trong cuộc sống.

Trải qua bao gian nan vất vả, bà vẫn kiên trì với công trình nghiên cứu của mình. Cuối cùng, công sức của bà và các cộng sự đã được đền đáp xứng đáng. Năm 2005, Kariko và Weissman đạt được một bước đột phá lớn, khi họ lần đầu tiên đưa mRNA tổng hợp vượt qua hệ thống miễn dịch của cơ thể con người.

Giờ đây, công nghệ mRNA được các nhà nghiên cứu tại Moderna và Pfizer-BioNTech sử dụng trong việc điều chế vắc xin Covid-19. Theo tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ còn nhận định công nghệ mRNA có triển vọng rất lớn trong việc nghiên cứu vắc xin của các bệnh nan y như cúm mùa, sốt rét hay HIV.

Nhờ có công nghệ mRNA, nền y tế thế giới hứa hẹn sẽ có một cuộc cách mạng. So với công nghệ truyền thống, vaccine COVID-19 sản xuất theo mRNA sẽ mang lại hiệu quả hơn, nhanh hơn, an toàn hơn và cũng ít tác dụng phụ hơn.

Tổng hợp

Rate this post
Share