Giải thích công nghệ Optane là gì?

Giải thích công nghệ Optane là gì?

Công nghệ Optane là gì? Thông tin này được rất nhiều người đặc biệt quan tâm đến và cùng nhau bàn luận ở trên các chuyên trang thông tin điện tử. Dưới đây các chuyên gia hàng đầu các chuyên gia công nghệ hàng đầu sẽ bật mí các thông tin liên quan đến phần mềm công nghệ này, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

Giải thích công nghệ Optane là gì?

Optane chính là thuật ngữ đã được intel đăng ký nhãn hiệu cho một loại bộ nhớ siêu nhanh mới. Theo đó, nó đề cập đến tên gọi và không chỉ định dạng riêng. Bộ nhớ Optane dùng những kỹ thuật chế tạo 3D NAND và những công nghệ độc quyền của Intel nhằm mang lại tốc độ nhanh hơn với độ trễ thấp (chỉ 10 micro giây).

Vậy, Intel Optane sẽ hoạt động như thế nào?

Đối với chip 3D Xpoint, Optane sẽ có thể đạt được mức độ cân bằng hiệu suất giữa SSD NVMe và RAM hệ thống. Đa phần mọi người đều biết rằng bộ nhớ hệ thống (RAM) sẽ nhanh hơn và nhạy hơn rất nhiều so với SSD, HDD thông thường. Nhưng dữ liệu trong của bộ nhớ hệ thống rất dễ bị mất, nhất là khi mất điện. 

Giải thích công nghệ Optane là gì?
Intel Optane sẽ hoạt động như thế nào?

>>> Giải thích công nghệ gen là gì và có ứng dụng như thế nào trong thực tiễn

Đối với những 3D Xpoint của Optane sẽ phản hồi nhanh hơn rất nhiều so với SSD, tuy nhiên sẽ chậm hơn RAM. Bởi vì Optane lưu trữ thông tin giống như SSD nên sẽ không dễ bị mất đi dữ liệu. SSD NVMe cũng sẽ hoạt động tốt hơn trong những trường hợp như đọc/ ghi dữ liệu vào trong ổ đĩa cùng một lúc, tuy nhiên đối với những tác vụ truy cập ngẫu nhiên Optane sẽ chiếm ưu thế hơn.

Khi nói đến tác vụ truy cập ngẫu nhiên thì sẽ nhắc đến chỉ số IOPS. IOPS (Input/Output Operations per Second), đây chính là chỉ số đo lường được khả năng truy cập ngẫu nhiên của thiết bị lưu trữ. Theo đó, chỉ số này sẽ cho thấy được về khả năng đáp ứng của bộ nhớ.

Có nghĩa là tốc độ đọc ghi thông thường khi đó sẽ được tính bằng MB/s, sẽ là tốc độ ghi đọc/ ghi một khối lượng dữ liệu lớn, lên đến hàng trăm MB và tuần tự. Tuy nhiên, nó chỉ phản ánh được tốc độ lưu trữ dữ liệu. Nhưng đối với hệ thống hoặc cụ thể hơn đó là cách CPU hoạt động nó sẽ không lấy một lúc hàng trăm MB, theo đó nó chỉ trích xuất từng đoạn yêu cầu nhỏ nhằm để xử lý, mỗi lần như vậy có thể chỉ khoảng vài Kb, tuy nhiên nó chỉ cần trích xuất hàng trăm ngàn lần trong mỗi giây. Việc đọc/ ghi dữ liệu với tần suất kinh khủng như vậy thì sẽ khiến cho một SSD thông thường sẽ nhanh bị hỏng, bị lỗi và RAM sinh ra nhằm phục vụ yêu cầu như thế.

Tiếp đến nhằm để so sánh một ổ Samsung 970 Evo 256GB có tốc độ đọc/ ghi thông thường vào khoảng 3400MB/ 1.500MB. Trong khi một ổ Optane sẽ có khả năng độc liên tiếp là 2.5000MB và ghi liên tiếp sẽ là 2.000MB.

Nhưng 970 Evo 256GB thì nó chỉ đạt tốc độ ghi ngẫu nhiên tối đa là 350.000 IOPS, độc ngẫu nhiên là 200.000IOPS. Còn đối với Intel Optane 900P 280GB là 500.000IOPS ghi ngẫu nhiên và 550.000 IOPS đọc ngẫu nhiên.

Xét về độ bền, một ổ Samsung 970 Evo 256GB có TBW (được hiểu là tuổi thọ ghi của ổ cứng, đạt đến ngưỡng này ổ cứng có thể lỗi và hư) vào khoảng 150TB. Khi đó, ổ Intel Optane 900P có thể đạt 5.11 PB (tương đương là 5110TB), điều này có nghĩa là gấp hơn 30 lần.

Cũng chính vì những lý do ở trên mà mức chi phí của nó không hề rẻ. Trên thị trường, một chiếc Evo 970 1TB sẽ có giá khoảng 130USD. Còn Optane 960GB 905p có giá khoảng 1.262USD. Phiên bản 380GB của 905p sẽ có giá khoảng 505USD cho loại M.2 110mm nó có thể sẽ không phù hợp với hầu hết những bo mạch chủ sản xuất trước năm 2018.

Vậy, đối tượng nào cần dùng đến Optane?

Theo như thông tin đánh giá chung cho thấy Intel Optane không thực sự quá cần thiết, bởi hiện tại mức giá SSD và RAM đã khá rẻ, một hệ thống có SSD tốc độ cao và dung lượng RAM lớn là quá đủ để dùng. Trong trường hợp hệ thống của các bạn đang dùng HDD hoặc SSD SATA ở tốc độ thấp, đồng thời dung lượng RAM ít khi đó mới cần sự hỗ trợ của Intel Optane, vì trải nghiệm sẽ được cải thiện rất đáng kể.

Optane có làm máy tính nhanh lên được không?

Theo như một số các tài liệu được cung cấp bởi Intel, bổ sung bộ nhớ Optane và bo mạch chủ, chip Intel Core thế hệ thứ 7 có thể sẽ tăng hiệu suất tổng lên đến 28%, sẽ tăng 1.400% tốc độ truy cập dữ liệu cho ổ đĩa cứng quay đời cũ (HDD) và sẽ tăng gấp đôi khả năng đáp ứng công việc hàng ngày.

>>> Có thể bạn chưa biết đến công nghệ ekyc là gì

Giải thích công nghệ Optane là gì?
Optane có làm máy tính nhanh lên được không?

Hiện tại, ổ HDD thua kém khá nhiều so với ổ SSD, tuy nhiên HDD + Optane sẽ là chuyện hoàn toàn khác. Tại trang Anandtech cũng đã thực hiện một loạt các thử nghiệm chuyên sâu, khi đó đã phát hiện ra rằng: kết hợp bộ nhớ Optane vào ổ HDD sẽ có khả năng làm tăng hiệu năng tổng thể của hệ thống, đồng thời sẽ hạ gục được ổ SSD riêng lẻ trong một số trường hợp nhất định.

Ghép nối ổ SSD cùng với bộ nhớ Optane sẽ có khả năng cải thiện được hiệu suất, tuy nhiên đối với giải pháp này sẽ không gây ấn tượng lắm. Theo đó, chỉ cần hiệu suất Optane + HDD gần bằng với SSD thì cũng đã đủ để người sử dụng hài lòng, đặc biệt là khi các bạn muốn dùng ổ cứng có dung lượng bộ nhớ cao với mục đích lưu trữ được nhiều dữ liệu  (ổ SSD tốc độ cao nhưng giá thành cũng sẽ cao hơn mà dung lượng lưu trữ lại thấp).

Một số những hạn chế của bộ nhớ Optane

Do bộ nhớ Optane chính là tiện ích bổ sung có khả năng làm tăng hiệu suất có giá thành tương đối rẻ, theo đó nó cần phải vi xử lý Intel mới nhất và bo mạch chủ tương thích khi đó mới phát huy được khả năng. Bên cạnh đó, hệ thống có bộ nhớ Optane cũng sẽ tiêu hao đi rất nhiều năng lượng hơn. 

Bên cạnh đó, hiệu suất chỉ cải thiện đáng kể trong trường hợp dùng ổ HDD thay vì ổ SSD đang dần trở nên phổ biến. Trong trường hợp dùng ổ SSD làm ổ đĩa chính vận hành hệ thống và ổ HDD + Optane với mục đích lưu trữ nhiều dữ liệu hơn thì sẽ như thế nào. Đối với giải pháp này cũng không mấy khả thi, vì Optane chỉ hoạt động với ổ đĩa chính của hệ điều hành, khi đó chi tiền để mua bộ nhớ Optane là rất lãng phí.

Kết luận

Với tất cả những thông tin được chia sẻ ở trên hy vọng các bạn đã hiểu rõ về khái niệm công nghệ Optane là gì và những tính ưu việt của nó. Nếu như có bạn có ý định tìm đến công nghệ này, khi đó hãy nhờ đến những người có chuyên môn để được hỗ trợ tư vấn cụ thể hơn.

Rate this post
Share