“ Dụ” trẻ ăn cơm bằng chương trình thiếu nhi nên hay không?

“ Dụ” trẻ ăn cơm bằng chương trình thiếu nhi nên hay không?

Con lười ăn cơm, không chịu ăn, khóc quấy trong giờ ăn là vấn đề gây phiền lòng cho các bậc làm cha làm mẹ. Vì vậy, để con chịu ăn cơm đã có nhiều cha mẹ đã mở các chương trình thiếu nhi, ca nhạc dành cho trẻ nhỏ,…để dụ trẻ ăn cơm. Vậy , có nên cho con xem chương trình thiếu nhi, quảng cáo khi ăn cơm không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này nhé.

Không con cách nào, cha mẹ “dụ”  con ăn cơm bằng chương trình thiếu nhi.

Ngày xưa vì nghèo đói không có cơm mà ăn, quần áo mà mặc. Thế nhưng, ngày nay khi kinh tế – xã hội phát triền cơm no áo ấm, không còn lo ăn lo mặc. Trẻ con có điều kiện phát triển hơn trẻ con ngày xưa, nhưng lại kén ăn. Ngoài các giờ chính, các bậc cha mẹ có điều kiện đều cho con uống sữa hay các bữa ăn phụ, chính vì vậy vào giờ ăn chính các con có xu hướng chán ăn, bỏ ăn và quấy rối khi ăn. Vì vậy, cha mẹ có xu hướng mở điện thoại cho con xem để con ăn cơm.

du-tre-com-bang-chuong-trinh-thieu-nhi-nen-hay-khong
Cho trẻ xem điện thoại khi ăn cơm sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn

“ Dụ “ trẻ ăn cơm bằng các chương trình thiếu nhi thường xuất hiện ở những gia đình có điều kiện, trẻ nhỏ ở thành thị . Từ khi còn bé, cha mẹ đều cưng chiều bao bọc con , chính vì vậy mà làm cản trở đến sự phát triển của bé. Việc cho con xem các quảng cáo, chương trình thiếu nhi trên điện thoại để con có thể ngoan ngoãn ăn cơm là một trong những biện pháp “dụ” con ăn cơm nhanh nhất. Nhưng cha mẹ có biết rằng, chính hành động của mình đã tạo nên cho con thói quen xấu. Cứ như thế, ngày 1 , ngày 2 rồi ngày thứ 3 con bạn sẽ quen dần , con bạn sẽ không chịu ăn cơm khi bạn không chịu mở điện thoại cho con xem. Hơn nữa, việc cho con xem các video trên điện thoại sẽ làm mất tập trung khi ăn cơm, lúc đó con bạn chỉ ăn trong vô thức, nhai không kĩ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Hay xem nhiều điện thoại sẽ gây ảnh hưởng đến thị giác của con bạn, có nhiều trẻ em bị cận khi tuổi còn nhỏ , nguyên nhân chủ yếu là xem nhiều tivi, điện thoại hay máy tính. Vì vậy, khi con bỏ cơm hay con không chịu ăn cơm hay tìm một biện pháp khác.

Đôi khi trẻ không chịu ăn cơm do cha mẹ cho ăn quá nhiều trong một ngày, lúc đó bạn hãy xem xét lại chế độ ăn của con, nên cho con ăn thế nào sao cho hợp lý. Hay cho con tham gia các hoạt động thể dục thể thao để con bạn khỏe mạnh hơn, ăn cơm ngon hơn. Nếu trong những trường hợp con bạn kén ăn, bỏ ăn thì nên đưa con đến gặp bác sĩ để có biện pháp phù hợp. Hãy nói “ No” với điện thoại khi cho con ăn, đừng vì con không ăn mà cho con xem các chương trình quảng cáo, video thiếu nhi để “dụ” con ăn cơm. Điều đó sẽ vô tình gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển cũng như ý thức, thói quen của con bạn.

Bạn Thúy ( sinh viên năm 3, trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: Vì muốn làm thêm để tăng thêm thu nhập cho bản thân thế nên mình đã được bạn cùng quê giới thiệu đi làm giúp việc theo giờ. Mỗi tháng mình kiếm thêm được 2,5tr , công việc mà mình thấy vất vả nhất là cho trẻ nhỏ ăn. Bé nhỏ nơi mình làm ương bướng, được mẹ cưng chiều từ bé nên rất đành hanh. Đến giờ cơm bé thường quấy phá, lúc ăn cơm thì không chịu nhai, bịt miệng lại không ăn. Vì vậy, mẹ bé phải bật điện thoại cho xem như vậy bé mới chịu ăn. Theo suy nghĩ của mình thì, ngoài giờ chính bé được uống sữa, ăn hoa quả nên giờ chính bé không có cảm giác muốn ăn cơm. Với lại vì bé được sống trong điều kiệu khá tốt, mẹ nuông chiều nên bé sẽ dựa vào đó mà không nghe lời người lớn.

du-tre-com-bang-chuong-trinh-thieu-nhi-nen-hay-khong
Con biếng ăn cha mẹ thường có xu hướng “dụ” con ăn bằng điện thoại

Theo chia sẻ của Thúy, ta có thể thấy sai lầm lớn nhất trong cách dạy con của cha mẹ Việt Nam là nuông chiều, bao bọc con từ bé. Nhưng với những gia đình áp dụng biện pháp nghiêm khắc để dạy con, dạy con cách tôn trọng  đồ ăn, dạy con biết để có cơm người nông dân đã phải chịu khổ thế nào. Nếu con không ăn cơm sẽ cho con nhịn đến giờ chính khác mới được ăn cơm. Chính vì vậy mà con tự ý thức và tự giác ăn cơm ngoan  trong giờ ăn, không dám bỏ ăn hay bỏ phí đồ ăn.

Qua đây, chúng tôi muốn khuyên bạn rằng: Đừng ” dụ” con ăn cơm bằng điện thoại, hãy nghiêm khắc với con, con không ăn không ép con ăn khi con đói sẽ tự khắc ăn cơm. Khi bạn cho con ăn cơm bằng điện thoại đã vô tình làm hư con bạn, tạo thói quan xấu cho con cũng như ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Trên đây là những gì mà trainghiemkhac.vn muốn chia sẻ cho bạn đọc, bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

5/5 - (2 bình chọn)
Share