Ngành Y học dự phòng là gì? Cần tìm hiểu những thông tin gì, cơ hội việc làm của ngành này ra sao. Bài viết dưới đây chúng ta cùng đi tìm câu trả lời nhé!
Ngành Y học dự phòng (Preventive healthcare) với mục tiêu hàng đầu là nâng cao sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, ngăn chặn sự phát triển của virus, vi khuẩn, kiểm soát bệnh của cá nhân, gia đình và cả cộng đồng. Ngành Y học dự phòng gồm 2 mảng chính: Thực hiện y tế công cộng, y tế quốc gia, tham gia các tổ chức chính phủ về y tế, phát triển cộng đồng. Tham gia quản lý, chăm sóc người bệnh tại cộng đồng, phục hồi chức năng, cấp cứu, điều trị các bệnh thường gặp.
Xem thêm:
Ngành Y học dự phòng kết hợp với 3 chuyên ngành chính là: y học lâm sàng, y tế cộng đồng và y học gia đình. Sinh viên theo học ngành này được đào tạo các kỹ năng như: Chẩn đoán, điều trị, chăm sóc các bệnh thường gặp. Xét nghiệm, thăm dò chức năng. Chăm sóc và tư vấn sức khỏe cho những người mắc các bệnh thường gặp, thực hiện một số thủ thuật xét nghiệm, phân tích sức khỏe của cộng đồng, thực hiện và tham gia các chương trình y tế của địa phương giúp phổ biến các thông tin và cách phòng bệnh đến các bệnh nhân.
Với mã ngành 7720110 ngành Y học dự phòng xét tuyển tổ hợp các môn sau:
STT | Khu vực miền Bắc | Khu vực miền Trung | Khu vực miền Nam |
1 | Đại học Y Hà Nội | Đại học Y dược Huế | Đại học Y dược TP.HCM |
2 | Đại học Y dược Hải Phòng | Đại học Y khoa Vinh | Đại học Trà Vinh |
3 | Đại học Y dược Thái Nguyên | Đại học Nguyễn Tất Thành | |
4 | Đại học Y dược Thái Bình | Đại học Y dược Cần Thơ |
Ngành Y tế công cộng là ngành học hướng tới việc nâng cao sức khoẻ, nâng cao chất lượng sống cho mọi người trong cộng đồng. Vì vậy người học phải có những tố chất đặc thù, bao gồm:
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển thì người dân càng ý thức về tầm quan trọng của sức khoẻ, vì vậy nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ hiện nay trong xã hội là vô cùng lớn. Kéo theo cơ hội việc làm hết sức rộng mở dành cho những sinh viên theo học ngành này cụ thể như: Cán bộ thiết lập kế hoạch hoặc tham gia xây dựng các chính sách như chính sách an toàn lao động, đảm bảo môi trường nhà máy/xí nghiệp… Cán bộ, thanh tra giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách liên quan đến sức khoẻ cộng đồng. Cán bộ nghiên cứu, truyền thông giáo dục về nâng cao sức khỏe cộng đồng. Giảng viên tại các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo ngành Y tế công cộng.
Ngoài ra các bạn có thể làm việc ở các tổ chức như: tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong lĩnh vực y tế. Các cơ quan thuộc Bộ Y tế. Các bệnh viện, trung tâm, cơ sở y tế chuyên ngành. Các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực y tế dự phòng. Các viện vệ sinh dịch tễ…
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức tổng quát về ngành Y học dự phòng, bạn nên học trường nào và ngành này đào tạo những gì. Chúc các bạn thành công!
Hộ sinh học mấy năm? Việc tìm hiểu thời gian ngành Hộ sinh sẽ giúp…
Những câu nói hay về ngành Y luôn là những lời động viên cổ vũ…
Những bài hát về ngành Y hay nhất viết về những người chiến sĩ áo…
Ông tổ của nền Y học cổ truyền Việt Nam, người đã đặt nền móng…
Bài viết dưới đây sẽ gửi tới bạn đọc những câu thơ, những STT thả…
Tại sao biểu tượng ngành Y là con rắn là thắc mắc của rất nhiều…